Tôi là 1 người Thanh Hóa, điều đó không có gì có thể phủ nhận. Với mỗi người dân quê tôi, câu nói "Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu" hay " Ước mơ lớn của người Thanh Hóa - lá rau má to bằng lá sen" dường như khá quen thuộc, nó được gắn mác cho chúng tôi mỗi khi chúng tôi nói mình là người Thanh Hóa, nó còn được xem như tỉnh kì của tỉnh Thanh Hóa nữa. Đôi khi người ta nói câu nói để chế giễu, trêu chọc đôi khi là khinh miệt dân Thanh. Nhưng cũng có 1 sự thật là không phải người ai cũng biết về sự tích của câu nói này. Dẫn đến việc xem câu nói đó như 1 vệt đen của quê hương, đôi khi có người không dám nhận mình là người Thanh Hóa.
Theo khảo sát, khi 1 người Thanh Hóa bị gọi là dân rau má thì có 30% tỏ thái độ bực mình khó chịu,35% cảm thấy bình thường,35% cảm thấy thích thú.
Với công cụ tìm kiếm Google, tôi gõ cụm từ " Sự tích câu nói dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu" và tôi nhận được 367.000 kết quả (sau 0,13 giây) .
Đọc qua các bài viết, tôi cũng thấy có nhiều luồng suy nghĩ về vấn đề này, có người đưa ra những chứng cớ lịch sử từ xa xưa, có người đưa ra cuộc sống khổ cực của người dân Thanh Hóa, về sự anh hùng luôn chống chọi với thiên nhiên của người dân xứ Thanh, về tinh thần bảo vệ tổ quốc. Nhưng theo tôi, câu nói này thực sự xuất hiện sau kháng chiến chống Pháp. Tôi xin trích dẫn 1 bài viết cụ thể:
"Không có một chiến trường lớn nào trong những năm gian khó này mà không có sự chuẩn bị từ hậu phương. Tất cả ông bà tổ tiên chúng ta đã chấp nhận gian khổ, hy sinh cho sự Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Khu 3, khu 4 là nơi cung cấp quân chính quy nhiều nhất. Chính vì vậy tôi rất đau buồn khi nhìn thấy hàng bia mộ của những người con Xứ Thanh nhiều nhất trong Nghĩa trang Trường Sơn. Không có đợt quyên góp hủ gạo cứu đói nào là không có đóng góp của người dân xứ Thanh (thường là vượt chỉ tiêu gấp nhiều lần), không có đợt tòng quân nào thiếu sức người, xương máu của dân Thanh, thử hỏi với 1 miền đất cằn cỗi nắng mưa thất thường như Thanh Hóa thì lấy đâu ra nhiều gạo mà đóng góp như thế, câu trả lời chính là "Rau má thay cơm". Và không gì có thể phủ nhân câu nói của Bác Hồ: "Thanh hóa anh hùng"
Ngày xưa, thực dân Pháp lúc này đã hoàn toàn thống trị được VN, chúng tổ chức làm đường xe lửa để vận chuyển các khoáng vật ra Cảng mang về nước. Khi làm đường tàu đến đất Hoằng Hoá thì bị dân Thanh Hoá ta tổ chức phá, làm cho công việc của bọn chúng rất khó khăn. Quan Pháp mới hỏi quan huyện Hoằng Hoá là tại sao lại để dân chúng phá đường tàu? Quan huyện Hoằng Hoá cũng là người yêu nước mới nói rằng:"Thưa quan, dân chúng con khổ quá không có gì ăn nên phải ăn rau má, mà rau má trên đường tàu là non và ngon nhất, dân con không cố ý phá đâu ạ." Đây là câu chuyện có thật, nói lên tinhthần yêu nước của người dân xứ Thanh, vì vậy chẳng có gì là xấu hổ khi bảo là "dân Thanh Hoá ăn rau má, phá đường tàu"
1 ý kiến khác lại cho rằng: "Truyện kể rằng, thời đánh Pháp Thanh Hóa là hậu phương của cuộc kháng chiến. Người dân Thanh Hóa đã huy động hàng vạn dân công, bộ đội phục vụ vận tải và chiến đấu. Gian khổ phải ăn rau má cầm hơi, phá đường tàu của pháp để lột sắt đường tàu rèn thêm dao kiếm."
Còn các kiến thức lịch sử oai hùng của các đời vua về trước tôi không nhắc ở đây. Cho dù với lý do nào đi chăng nữa, thì không ai có thể phủ nhận được những đóng góp của người dân Thanh Hóa trong sự nghiệp bảo vệ và thống nhất đất nước, với điển tích " các cụ già bắn rơi máy bay", cha ông chúng tôi cùng với người dân cả nước đã hy sinh như thế.
Tôi không biết các bạn gặp bao nhiêu người xấu trong đời và bao nhiêu trong số đó là người Thanh Hóa, nhưng hãy nhớ rằng đó không phải là tất cả, chúng tôi vẫn tự hào là vùng đất hiếu học, cần cù, biết sống đùm bọc nhau trong gian khổ, mong các bạn hãy một lần nhìn lại lịch sử, nhìn lại những ng con xứ Thanh bạn từng gặp trong đời để hiểu được, chúng tôi, cũng như bao vùng miền khác, cũng có đủ phẩm chất con người Việt Nam.
Với mỗi người trong chúng ta, nếu đã đọc qua bài viết này, hy vọng các bạn hiểu được cội nguồn vấn đề, để mỗi người dân Thanh Hóa khi được nhắc đến câu nói này không còn tủi hổ và đau lòng. Còn với các bạn không phải người xứ Thanh, hy vọng các bạn có thêm một chút kiến thức lịch sử, thêm chút thiện cảm với những con người cần lao quê tôi ! Chúng tôi xứng đáng được đánh giá hơn thế.
Còn với mỗi người dân Thanh Hóa, chúng ta chẳng có gì phải xấu hổ khi nghe câu nói này cả, hãy cười với họ và kể cho họ sự tích này. Cũng thật vui khi dân mình có 1 nét đặc trưng riêng. Chúng ta chỉ thực sự buồn khi không thể thay đổi được cuộc sống nghèo khổ của quê hương mình.
Bonus thêm cho mọi người:
Bài thơ " Rau má ":
Mới nghe em chớ vội cười
Cây rau má - “ Sâm “ của người xứ Thanh
Miền quê bão lụt nắng hanh
Vươn lên để sống chỉ nhành má thôi
Cứ xanh rười rượi với đời
Cứ chia sẻ tất cho người cháo rau !
Dù ai lận đận nơi đâu
Dù ai sống giữa nhà lầu xe hơi
Riêng vị rau má, em ơi
Vẫn còn ngai ngái trong người xứ Thanh
Bao giờ em về quê anh
Mà xem dấu vết Kinh thành xa xưa
Vĩ nhân và các đời Vua
Cũng từ rau má, ốc cua nên người
Nguồn: http://dulichxuthanh.com/truyen-xua/su-tich-dan-thanh-hoa-an-rau-ma-pha-duong-tau
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét