Tình trạng tiêu thu nội địa giảm nên nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng (sắt thép) đã tìm đường xuất khẩu ra thị trường. Tuy nhiên do chưa có tổ chức nên lợi nhuận còn ở mức thấp. Còn thị trường trong nước thì ngành bất động sản bị đóng băng, nhiều công trình bị đắp chiếu.
Để tồn tại trong nền kinh tế khó khăn đó các ngành phải đầu tư phát triển theo kế hoạch để cân đối giữ cung và cầu trên thị trường trong và ngoài nước. Cần phải khai thác triển để khoa học, công nghệ nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mặt hàng, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm chi phí sản xuất.
Những năm gần đây, hầu như mọi ngành nghề kể cả ngành vật liệu xây dựng trong đó có cả ngành sắt thép đều có lượng hàng tồn kho lớn, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, kinh doanh thì thua lỗ, có những công ty còn phá sản.
Bên cạnh đó ngành vật liệu xây dựng đầu tư còn chưa đúng cách, tràn lan không theo nhu cầu của thị trường dẫn đến cung vượt cầu, nhiều nhà máy công nghệ còn lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, tốn nhiều năng lượng, nhiên liệu, chưa đầu tư vào thị hiếu của người tiêu dùng, nên không thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu.
Để có thể phát triển vượt qua khó khăn, các doanh nghiệp ngành VLXD cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Đầu tư phát triển theo quy hoạch: cân đối lượng cung và cầu của thị trường
- Áp dụng khoa học kĩ thuật công nghệ mới và sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và nhu cầu về kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm
- Cần phát triển sản xuất các vật liệu không cần nung thay thế cho đấy sét nung.
- Đầu tư dây chuyền thu hồi khí thải nhiệt độ cao của lò nung clanhke để phát điện, tiết kiệm điện năng cho sản xuất xi măng và giảm khí thải ra môi trường.
- Quá trình khai thác tài nguyên cần được tiết kiệm để bảo vệ tài nguyên.
- Các cơ quan nhà nước cần có sự hỗ trợ cho ngành vật liệu xây dựng về cơ chế, chính sách và quy hoạch phát triển.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét