, nhưng quân đội và nhân dân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, khi bắt buộc phải tự vệ.
Tờ Nhân Dân Nhật Báo, tờ báo của Đảng cộng sản Trung Quốc dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ: Hôm 8/6/2014, trong cuộc đấu tranh gần đây xung quanh giàn khoan 981, Việt Nam đã gửi một số lượng lớn các người nhái đặt lưới và các vật trôi nổi để cản trở hoạt động của các lực lượng Trung Quốc.
Điều đó làm cho Bắc Kinh cảm thấy cần có những bài tập sát thực tế chiến đấu hơn từ cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga. Trong bài tập này, hải quân hai nước không chỉ thực hiện các nhiệm vụ tác chiến truyền thống mà còn cần thực hiện các bài tập đối phó với việc đối phương không kích căn cứ hải quân. Đặc biệt là đối phó với sự tấn công của lực lượng đặc công hải quân Việt Nam.
DP-65 loại 55 mm, hệ thống súng phóng lựu điều khiển từ xa chống người nhái (thiết bị trong vòng tròn màu đỏ, phía sau khuôn mặt nữ diễn viên). Ảnh: Nhân Dân Nhật Báo
“40 phần trăm tổn thất hải quân trên thế giới xảy ra trong khi neo đậu,” Chỉ huy tàu khu trục Liễu Châu nói với phóng viên Hoàn Cầu Thời Báo trong tập trận Trung – Nga. “Vụ Trân Châu Cảng là điển hình của những thất bại trong khi neo đậu”.
Theo vị chỉ huy này, khả năng bị tấn công bởi lực lượng đặc công người nhái Việt Nam là không thể xem thường, vì 4 lý do:
Thứ nhất, trong khi neo đậu, hạm đội tàu thường nằm theo đường thẳng, khả năng di động kém, dễ dàng bị đột kích;
Thứ hai, để tàu bắt đầu cơ động chiến đấu thường mất ít nhất 20 phút, trong khoảng thời gian này xem như tàu là mục tiêu cố định, dễ bị tấn công;
Thứ ba, từ các tàu khó phát hiện các đặc công người nhái, vì mục tiêu là quá nhỏ và rất khó khăn để nhìn thấy bằng phương tiện kỹ thuật;
Thứ tư, khi neo đậu, sự cảnh giác của các sĩ quan và binh sĩ là lỏng lẻo nhất.
Một chuyên gia giấu tên của hải quân Trung Quốc nói với phóng viên Hoàn Cầu Thời Báo là Việt Nam có các công nghệ và thiết bị lặn tốt nhất từ Hoa Kỳ, và Việt Nam là nước có lực lượng đặc công hải quân lớn nhất ở Đông Nam Á. Lực lượng này được đào tạo với tiêu chuẩn rất khắt khe. Và là lực lượng có quyết tâm chiến đấu rất cao trong các lực lượng vũ trang của Việt Nam.
Tàu khu trục 052D của Trung Quốc.
Nguồn tin này còn cho rằng, đặc công người nhái Việt Nam là các cảm tử quân. Một khi họ đã rời khỏi tàu chiến hoặc tàu ngầm, thì dường như không có ý định quay trở lại những phương tiện này nữa. Họ có thể chấp nhận hy sinh, hoặc tiếp cận vào đội hình của kẻ thù và chiến đấu một mình. Vì vậy, đối phó với sự tấn công của các đặc công người nhái không thể chỉ dựa vào các hệ thống súng đặc biệt như DP-65, mà phải không cho phép tàu chiến hoặc tàu ngầm đối phương (có mang theo đặc công người nhái) vượt qua đường giới hạn tiếp cận khu vực.
Tuy tung tin như vậy nhưng Bắc Kinh không đưa ra được bằng chứng nào cả. Sự thật là Trung Quốc đã đưa nhiều tàu chiến triển khai xung quanh giàn khoan 981. Ngoài ra, máy bay chiến đấu của Trung Quốc cũng xuất hiện, uy hiếp lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam chỉ đưa lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư chứ không triển khai các lực lượng quân sự.
Chủ trương nhất quán của ta là đấu tranh với những việc làm sai trái của Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan 981 ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam không gây hấn, không bao giờ khơi mào một cuộc chiến, nhưng quân đội và nhân dân Việt Nam cũng sẵn sàng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, khi bắt buộc phải tự vệ.
TRẬN CHIẾN TRÂN CHÂU CẢNG
Trận tấn công Trân Châu Cảng là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7/12/1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai.
Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định ở Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ.
Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ (2 chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác.
Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương.
Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng.
Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và 4 tàu ngầm mini, với 65 người thương vong.
Theo Giaoduc.net.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét