Học giả Đài Loan: Trung Quốc không dám khiêu khích Việt Nam quá mức

TinHọc giả Đài Loan: Trung Quốc không dám khiêu khích Việt Nam quá mức No Trịnh Kế Văn bình luận, Việt Nam quả thực rất giỏi khai thác mâu thuẫn giữa các nước lớn để “tìm kiếm một số lợi ích”.


trinhkevan

Trịnh Kế Văn.

Đài Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 18/10 dẫn lời giới phân tích bình luận về việc Mỹ tuyên bố nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và việc đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam thăm Trung Quốc với nhiều ý kiến chủ quan, xuyên tạc ác ý và ngụy biện nực cười.

Nhậm Nhận, biên tập viên đài Phượng Hoàng nói rằng việc phái đoàn cấp cao quân đội Việt Nam thăm Trung Quốc ngay sau khi Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí cho thấy các tướng lĩnh quân sự Việt Nam “như cá gặp nước (trong cuộc cạnh tranh) giữa Mỹ và Trung Quốc”?!

Một nhà bình luận quân sự Đài Loan và là Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng châu Á – Thái Bình Dương ông Trịnh Kế Văn bình luận, Việt Nam quả thực rất giỏi khai thác mâu thuẫn giữa các nước lớn để “tìm kiếm một số lợi ích”. Ông Văn cho rằng, đặc biệt là người Việt biết rất rõ trong bối cảnh quan hệ Trung – Việt ngày càng căng thẳng, mâu thuẫn và đối đầu trên Biển Đông ngày càng lớn thì Bắc Kinh không dám khiêu khích Việt Nam quá mức?!

Lý giải về cái gọi là “không dám” này, Trịnh Kế Văn cho rằng Việt Nam có vị trí địa chiến lược trọng yếu, kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng đi qua Biển Đông. Một khi để Việt Nam quay lưng hoàn toàn với Trung Quốc sẽ làm tổn hại rất lớn đối với sự lệ thuộc của Bắc Kinh vào an toàn hàng hải ở Biển Đông và eo biển Malacca.

Mặt khác cũng theo ông Văn, người Việt cũng biết rất rõ về chính sách xoay trục sang châu Á của chính quyền Tổng thống Obama mà Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược này. Mỹ và Việt Nam đã có những hành động hợp tác về chiến lược cũng như trên thực tế, tạo dựng cục diện 2 bên cùng thắng, cùng có lợi.

Ông Văn cho rằng nói cách khác, Việt Nam hiểu rất rõ khi bị “kẹp” giữa Trung Quốc và Mỹ, người Việt sẽ có thể đóng vai trò gì hoặc sẽ nhận được lợi ích nào. Vì vậy theo ông Văn, chuyến thăm Trung Quốc lần này của đoàn cán bộ quân sự cấp cao Việt Nam “cũng là một động thái cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc”?!

Cùng tham gia chương trình bình luận thời sự của đài Phượng Hoàng còn có Phan Kim Nga, một học giả từ Bắc Kinh, Trung Quốc đã tranh thủ cơ hội đặt điều vu cáo, bôi nhọ Việt Nam và lãnh đạo cấp cao Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.
phankimnga

Phan Kim Nga.

Phan Kim Nga cho rằng việc các nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tận dụng mọi diễn đàn quốc tế và khu vực để kêu gọi các nước quan tâm tới tình hình Biển Đông, “giúp Việt Nam kiềm chế (ngăn chặn) các hành động (phạm pháp) của Trung Quốc, duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”

Nhậm Nhận đặt câu hỏi với bà Nga rằng một loạt các hành động của Trung Quốc cải tạo và xây dựng (bất hợp pháp) trên một số bãi đá ở Trường Sa (mà Trung Quốc cất quân xâm lược của Việt Nam năm 1988, 1995 và đồn trú trái phép đến nay) bao gồm Chữ Thập và Gạc Ma khiến dư luận đặc biệt quan tâm, sự kiện này ảnh hưởng thế nào tới khu vực?

Bà Nga lập tức lái sang vấn đề khác khi cho rằng ở Biển Đông không riêng gì Trung Quốc, “cả Việt Nam và Philippines cũng tiến hành xây dựng trên các đảo, nhưng Việt Nam lại tận dụng mọi cơ hội kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn Trung Quốc như trong chuyến thăm châu Âu vừa qua của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.”

Phan Kim Nga nói rằng khi tiếp các nguyên thủ, quan chức cấp cao nước ngoài sang thăm Việt Nam thì hầu như các nhà lãnh đạo Việt Nam “và đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều tận dụng các trường hợp này để kêu gọi Trung Quốc kiềm chế, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam cùng khống chế các hành vi của Trung Quốc”?!

Nữ học giả Trung Quốc đã bóp méo trắng trợn, đổi trắng thay đen nội dung phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn nhấn mạnh tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông, không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực, giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, không dựa vào nước này chống lại nước kia, hoàn toàn không có chuyện kêu gọi quốc tế “ủng hộ Việt Nam chống Trung Quốc” – PV.

Đề cập đến các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, ngang nhiên thay đổi hiện trạng ở Biển Đông của giới chức Trung Nam Hải bà Nga ngụy biện: “Trung Quốc là một bên yêu sách ở Biển Đông, lại là một nước lớn mà những hoạt động quân sự và khai thác tài nguyên ở Biển Đông đang diễn ra đã đi sau các nước yêu sách khác, do đó Bắc Kinh lựa chọn các biện pháp tích cực và chính sách quốc phòng có tính phòng ngự ở Biển Đông nên được hiểu và chia sẻ”?!

Nói cách khác, bà Nga thừa nhận rằng Trung Quốc là “kẻ đến sau” nên có tranh thủ vơ vét tài nguyên hay bành trướng sức mạnh quân sự trên Biển Đông vì họ là nước lớn thì cũng là “chuyện bình thường”. Thế giới, khu vực cũng nên “thông cảm và chia sẻ” với Bắc Kinh, đó là một luận điệu nực cười, trơ trẽn không thể tưởng tượng nổi của nữ học giả Trung Quốc này – PV.

Theo Giáo dục
SHARE

Milan Tomic

Hi. I’m Designer of Blog Magic. I’m CEO/Founder of ThemeXpose. I’m Creative Art Director, Web Designer, UI/UX Designer, Interaction Designer, Industrial Designer, Web Developer, Business Enthusiast, StartUp Enthusiast, Speaker, Writer and Photographer. Inspired to make things looks better.

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Pingback: tin tuc showbiz viet | tin tuc phap luat | bao ve chuyen nghiep tai long an | dich vu bao ve o quan 7