i>Ảnh minh họa
Mỗi lần rơi vào tâm trạng như thế này tôi chỉ biết nhốt mình trong căn phòng nhỏ trên gác hai rồi buồn chán, tự suy nghĩ, giải thích và trả lời luôn câu hỏi của chính mình nhưng thường không có câu trả lời nào khác rằng hãy thôi sống vì các con. Hôm nay, sau cuộc điện thoại của hai vợ chồng, gia đình tôi sẽ ra ngoài ăn vì anh bảo không muốn ăn cơm nhà, đi đổi món đỡ chán. Nghe lời chồng, cả gia đình vui vẻ đi ăn ở một quán nhỏ gần nhà.
Chưa kịp gọi xôi và đĩa cổ cánh cho chồng thì cháu bé thứ hai nhà tôi (sáu tuổi) đề nghị mẹ gọi nước mía. Tôi bảo con cứ ngồi xuống rồi mẹ sẽ gọi. Trong lúc đó chồng tôi lấy cho con gái lớn (tám tuổi) một ly nước lọc đá. Ít phút sau con trai lại nhắc mẹ gọi nước mía. Cháu hơi bụ bẫm, nghĩ nước mía uống buổi tối có đường tích béo sẽ không tốt nên tôi nói con uống nước lọc với chị. Nghe tôi nói thế, cậu con có vẻ không vừa ý. Chồng tôi lập tức thay đổi thái độ, khó chịu cau có và rít lên: "Đã hứa với trẻ con thì làm đi, không làm đừng có hứa".Không chỉ nói một lần, chồng tôi nhắc đi nhắc lại điều này. Tôi biết chồng có vẻ lại lên cơn đồng bóng, với lại cũng xấu hổ với những bàn bên cạnh nên tôi nói nhỏ: "Thôi im đi". Vậy là anh quát ầm lên, mắt long sòng sọc, xưng mày tao rồi chửi bới tôi giữa quán ăn đông người. Ai cũng giật mình, quay lại nhìn. Là một giảng viên, tôi thấy thật nhục nhã, không còn chỗ nào để chui xuống nữa. Nhìn sự sợ sệt của hai con nhỏ mà xót xa, tội nghiệp các con. Tôi chỉ còn cách ngồi như trời trồng mà nuốt nước mắt vào trong.
Bên cạnh tôi là người chồng nổi tiếng trong giới thể thao, thường xuất hiện trên truyền hình, miệng nhai rau ráu miếng thịt gà và uống ừng ực ly bia lạnh, vẫn không quên đay nghiến vợ bằng những lời lẽ khó chấp nhận được. Qua làn nước mắt, tôi thấy chồng lè nhè như một kẻ nát rượu ngoài đường ngoài chợ. Tôi vô cùng thất vọng, chỉ mong trong quán ăn đó không có em sinh viên nào đang là học trò hiện tại của tôi, bởi trong khu nhà tôi ở sinh viên trọ học rất nhiều.Một sự việc nhỏ mà chồng nỡ đối xử với tôi như vậy, các bạn thử hình dung trong cuộc sống hàng ngày tôi sẽ phải chịu đựng như thế nào nữa? Liệu tôi có nên tiếp tục sống vì con nữa không?
Theo VNE
0 nhận xét:
Đăng nhận xét