Hàng cây cổ thụ mang đến không gian xanh hiếm hoi này tại Hà Nội sẽ chỉ còn trong hoài niệm của người dân Thủ đô. Nhiều bình luận, chia sẻ hình ảnh tràn ngập trên cộng đồng mạng các ngày qua thể hiện sự tiếc nuối về hàng cây ở đường Nguyễn Trãi, Láng. Ông Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch - Phát triển Đô thị Việt Nam có 1 số quan điểm về vấn đề này.
Cây trên đường nguyễn trãi bị đốn
Mật độ của cây xanh phải 10 - 15 m2/đầu người song những thành phố này mới đạt được 4 - 5 m2/đầu người. Vừa qua hệ thống đường sắt trên cao khiến Hà Nội phải cắt bỏ đi hàng cây trên nhiều tuyến phố. Giao thông trên cao ảnh hưởng tới cây xanh, vậy phải tìm cách để giải quyết giao thông tốt song cây xanh phải đảm bảo.Tất nhiên nếu cần hi sinh cây xanh để thực hiện các công trình hạ tầng mà không còn phương án nào cả thì chúng ta phải chấp nhận. Tương tự đường Kim Mã, nếu làm bên kia đường thì phải di chuyển nhà dân, di chuyển nhà dân thì khó hơn là chặt bỏ cây xanh hoặc chuyển cây xanh đó đến một nơi khác.
Theo ông, bỏ cây xanh có phải là một sự “hi sinh” lớn?
Bỏ cây xanh là sự hi sinh môi trường lớn vì nó đóng góp rất lớn cho cuộc sống đô thị. Tuy nhiên hi sinh thì phải bù đắp lại chứ không thể hi sinh không. Nếu hi sinh vì lợi ích tốt hơn thì vẫn phải làm.
Các nước khác có chọn phương án hi sinh như vậy không?
Nước nào cũng thế. Hệ thống cây xanh mà ảnh hưởng đến một chương trình giao thông thì cần đốn hạ. Khi ấy người ta vẫn làm và có cách để bù đắp lại.
Họ bù đắp lại trong bao lâu?
Họ bù đắp lại trong một thời gian, tùy sự sinh trưởng của từng loại cây. Nhưng tốt nhất là nên đào cây xanh để đưa tới nơi khác, nhất là đối với các cây cổ thụ. Nước ta cũng có thể làm như thế được.
Nhưng tại sao vừa qua TPHCM và Hà Nội chặt bỏ rất nhiều cây thay vì chuyển tới nơi khác, thưa ông?
Có thể do cách làm của riêng dự án này, có thể vì kinh tế nên tùy từng điều kiện dự án. Nhưng, chuyển cây đi dù mất thêm kinh phí nhưng vẫn là phương án tốt nhất, đặc biệt là các cây cổ thụ lớn, nên chuyển đi thì tốt hơn.
Theo ông, bỏ cây xanh có phải là một sự “hi sinh” lớn?
Bỏ cây xanh là sự hi sinh môi trường lớn vì nó đóng góp rất lớn cho cuộc sống đô thị. Tuy nhiên hi sinh thì phải bù đắp lại chứ không thể hi sinh không. Nếu hi sinh vì lợi ích tốt hơn thì vẫn phải làm.
Các nước khác có chọn phương án hi sinh như vậy không?
Nước nào cũng thế. Hệ thống cây xanh mà ảnh hưởng đến một chương trình giao thông thì cần đốn hạ. Khi ấy người ta vẫn làm và có cách để bù đắp lại.
Họ bù đắp lại trong bao lâu?
Họ bù đắp lại trong một thời gian, tùy sự sinh trưởng của từng loại cây. Nhưng tốt nhất là nên đào cây xanh để đưa tới nơi khác, nhất là đối với các cây cổ thụ. Nước ta cũng có thể làm như thế được.
Nhưng tại sao vừa qua TPHCM và Hà Nội chặt bỏ rất nhiều cây thay vì chuyển tới nơi khác, thưa ông?
Có thể do cách làm của riêng dự án này, có thể vì kinh tế nên tùy từng điều kiện dự án. Nhưng, chuyển cây đi dù mất thêm kinh phí nhưng vẫn là phương án tốt nhất, đặc biệt là các cây cổ thụ lớn, nên chuyển đi thì tốt hơn.
Theo (Khám phá)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét