Các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đang ra sức tìm kiếm các loại vật liệu mới để chế tạo những cỗ máy thời gian chính xác hơn, tốt hơn và bền bỉ hơn. Rất nhiều trong số họ đã sở hữu độc quyền một loại hợp kim nhưng công cuộc nghiên cứu và tìm kiếm vẫn chưa dừng lại ở đây.
Vàng, thép đã từng là những ngôi sao sáng trên bầu trời sản xuất đồng hồ nhưng có lẽ chúng đã trở nên nhàm chán không chỉ đối với khách hàng mà ngay bản thân các hãng chế tạo. Áp lực cạnh tranh buộc họ phải đưa ra các loại vật liệu mới quý giá hơn và có các đặc tính tốt hơn. Những người đi tiên phong trong quá khứ đã tìm thấy những cách tiếp cận mới để nhận được loại hợp kim chất lượng cao như hợp kim màu đồng của Gerald Genta và cao su của Hublot hay gần đây hơn là loại thép gỉ từ con tàu Titanic của Romain Jérôme.
Trải qua hơn hai năm, chứng kiến sự bùng nổ của các nhãn hiệu tấn công vào lĩnh vực vật liệu làm đồng hồ và đây là một công việc quan trọng. Nhiều loại vật liệu mới có các đặc tính kỹ thuật còn ấn tượng hơn nữa. Chúng có trọng lượng nhẹ hơn titanium, cứng hơn bạch kim và không bị ăn mòn theo thời gian. Ngày càng có nhiều model đồng hồ nhẹ hơn nhờ sử dụng alusic, carbon, magnesium; chống ăn mòn tốt hơn với tantalum hoặc không bị dị ứng như titanium, gốm; tăng độ cứng như titanium, gốm và chuyển động không cần bôi trơn như silicon.
Silicon được thừa hưởng từ ngành vi điện tử (microelectronic) và nó được rất nhiều hãng sử dụng trên các sản phẩm đồng hồ của mình một trong số đó là Ulysse Nardin. Chiếc Freak giới thiệu năm 2001, Ulysse Nardin đã tạo nên dấu ấn bằng cách lắp một bộ tourbillon với hai cơ cấu hồi. Chiếc máy đặc biệt này tự quay để tính giờ và Ulysse Nardin đã nhanh chóng bị cám rỗ bởi những đặc tính của silicon. Bên cạnh việc không cần phải sử dụng dầu bôi trơn, silicon còn khá cứng và chống từ tính, trọng lượng nhẹ, do đó có tỷ trọng nhỏ và chống ăn mòn. Một vài nhãn hiệu khác cũng đi theo bước chân của Ulysse Nardin. Năm 2005, Patek Philippe đã đưa ra và đăng ký bản quyền cho chiếc bánh hồi đầu tiên bằng silicon cho cơ cấu hồi của hãng và nó được các cơ quan chuyên trách tại Thụy Sĩ công nhận. Một năm sau đó, một nhà sản xuất đồng hồ Geneva cũng làm được một điều tương tự khi công bố Spiromax, một bánh lắc cân bằng mang tính cách mạng làm từ Silinvar (một loại vật liệu dựa trên cơ sở silicon đơn tinh thể). Đây là thành quả hợp tác giữa tập đoàn đồng hồ lớn nhất Thụy Sĩ – Swatch Group – và hãng Rolex.
Zenith tại Le Locle là nhà sản xuất đồng hồ đầu tiên chế tạo được hợp kim cho riêng mình. Zenithium được sử dụng trong dòng Defy Xtreme, một chiếc đồng hồ có tính năng hoạt động đến khó tin, đi nước ở độ sâu 1.000m. Zenithium là loại hợp kim đỉnh cao nhất hiện nay khi nó vừa nhẹ lại rất cứng và đây cũng là một ưu thế tuyệt đối của Zenith. Trước tiên hết, sự kết hợp của titanium, nhôm và niobium này có độ cứng cao gấp ba lần thép.
Xa hơn nữa, Zenithium không lấy từ các ngành công nghiệp khác, một sự tận dụng khá phổ biến hiện nay. Nó được nghiên cứu và phát triển bởi Zenith. Raphaël Bertschy, trưởng bộ phận phát triển sản phẩm, là cha đẻ cho loại hợp kim mới này cho biết: Chúng tôi không phát triển Zenithium để đánh bóng tên tuổi hoặc các lý do tiếp thị nhưng đây là loại vật liệu có ý nghĩa quan trọng giúp cải thiện chất lượng cơ bản của những chiếc đồng hồ Zenith. Những giá đỡ và cầu nối được làm từ loại hợp kim này có thể chịu được áp suất cao và rung xóc mạnh. Nhưng sự lựa chọn này cũng đến với giá bán bất ngờ: những chiếc cầu bằng Zenithium có giá cao hơn gấp 5 lần so với những chiếc cầu bằng đồng thông thường.
Một cách rõ ràng là những loại vật liệu mới đã mở ra một lĩnh vực khám phá đặc biệt cho các nhà chế tạo đồng hồ, người luôn mơ ước về tính bất diệt cho những chiếc đồng hồ của họ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét