Với mỗi ông bố bà mẹ, khoảnh khắc được nghe tiếng con nói, được nghe con gọi "bố, mẹ" là một niềm vui không thể tả hết thành lời. Không ai khác, cha mẹ chính là những người đầu tiên ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng phát triển khả năng ngôn ngữ theo đúng tuần tự như vậy. Có bé sẽ biết nói chậm hơn so với tiêu chuẩn. Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy con đã 18 tháng vẫn chưa biết ê a bất cứ một câu gì. Con chậm nói khiến các mẹ phải đối diện với nhiều lực rất lớn từ người thân, gia đình. Trong tình huống này, các mẹ lại "ngây thơ" nghĩ rằng "con mình vốn vậy", hay "trẻ biết đi sớm thường chậm nói". Tuy nhiên, mẹ cần biết một thực tế rằng khả năng bé nói rõ ràng hay nói ngọng, biết nói sớm hay muộn cũng một phần là do lỗi dạy dỗ của người mẹ.Dưới đây là một số sai lầm tai hại mà nhiều mẹ mắc trong quá trình dạy dỗ khiến trẻ chậm nói hay nói ngọng.1. Quá chiều con, không cho con có cơ hội được nói
Đây là lỗi tai hại của mẹ làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ, là nguyên nhân trẻ chậm nói. Ai cũng biết rõ, khi vốn từ vựng của bé chưa được hoàn thiện, nên để giao tiếp với mọi người xung quanh, con thường phải dùng hành động, cử chỉ để biểu đạt mong muốn của mình.Khi muốn uống sữa hay muốn lấy bất cứ một thứ gì, trẻ sẽ tự tay mình chỉ hoặc sẽ cầm tay mẹ và hướng đến các đồ vật đó. Lúc đó, các mẹ sẽ hiểu được mong muốn của con và nhiều người đã không ngần ngại mà ngay lập tức đi lấy giúp con. Hành động này nếu lặp lại nhiều lần sẽ là nguyên nhân sâu xa khiến con chậm nói. Thay vì vội vàng giúp con, các mẹ nên gợi chuyện để hỏi con “con cần gì nào?”, “đó là cái gì nhỉ?”… Gợi câu hỏi cho con là một cách tốt để trẻ có phản ứng lại trước những lời nói của mẹ.
Việc chiều con, nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, mà còn tác động xấu đến tính cách của trẻ. Một khi con biết mọi yêu cầu của mình sẽ nhanh chóng được đáp ứng, chúng sẽ sinh ra nhiều yêu cầu và đòi hỏi, dễ hình thành thói phụ thuộc và lười vận động.2. Cho trẻ xem tivi quá nhiều
Tivi, máy tính hay mọi thiết bị truyền thông thông tin đều có một tác dụng đó là giúp trẻ học hỏi và tiếp thu được những điều mới lạ xung quanh cuộc sống. Không những vậy, các thiết bị này còn được nhiều mẹ biến thành “cô trông trẻ” hữu hiệu, bởi họ nhận thấy rằng mỗi khi cho bé ngồi xem tivi là y như rằng con sẽ ngoan ngoãn hơn. Và những lúc như vậy là thời điểm tốt để mẹ có thể yên tâm làm các công việc khác.Tuy nhiên, nếu mẹ quá lạm dụng “cô trông trẻ” này thì sẽ khiến cho bé lười nói chuyện. Khi cho con xem Tivi, bé chỉ được tiếp nhận thông tin một chiều, bởi lúc đó bé chỉ con có cơ hội nghe nhưng lại không có cơ hội để nói. Không những ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ, việc xem tivi quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến mắt con không được khỏe, dễ dẫn đến tình trạng cận thị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề học tập sau này.
Thay vì để con ngồi hàng giờ trước tivi thì mẹ hãy dành thời gian nhiều hơn để cùng con chuyện trò. Khi được giao tiếp với mẹ, bé sẽ đáp ứng được cả hai nhu cầu đó là nghe và nói.
Có một cách để cho bé xem tivi và vẫn có thể kích thích được ngôn ngữ của con là mẹ hãy ngồi xem cùng con. Mẹ vừa xem với trẻ vừa diễn giải các nhân vật, về cái sai cái đúng cho trẻ nghe và hiểu, giúp trẻ có phản xạ ngôn ngữ tốt hơn.3. Lười nói chuyện với con
Đối với trẻ sơ sinh, vốn từ ngữ của con hầu như là chưa được hình thành. Nên khi các mẹ giao tiếp với con sẽ chỉ là một cuộc độc thoại đơn lẻ từ phía mẹ, bởi có thể mẹ sẽ nói rất nhiều nhưng đáp lại chỉ là những tiếng ê,a. Trong hoàn cảnh này, nếu các mẹ nhanh chán mà không kiên trì để duy trì các cuộc nói chuyện với con thì sẽ là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.Dù bé mới bập bẹ, ê a… thì cha mẹ vẫn nên nói chuyện liên tục cùng bé. Khi còn nhỏ, việc bé tăng vốn từ vựng và dần biết nói sẽ thông qua một cách duy nhất là lắng nghe người lớn nói chuyện với nhau. Không những vậy, việc trẻ sơ sinh được lắng nghe giọng nói của mẹ ngay từ đầu sẽ là cách tốt nhất để con ghi nhớ mẹ.
Mỗi ngày, mẹ hãy dành thời gian để hàn huyên cùng con, dù cho con có không hiểu những điều mẹ nói nhưng đây cũng là khoảng thời gian vàng để mẹ con có thể được ở cạnh nhau.br />
4. Hạn chế cho trẻ được tiếp xúc với bên ngoài
Nhiều bố mẹ lo ngại những mặt xấu của xã hội hiện nay như bắt cóc, học theo thói hư tật xấu… có thể ảnh hưởng đến con mình, nên hạn chế cho trẻ ra ngoài chơi. Thay vì cho con được ra ngoài vui chơi với bạn bè, các mẹ chấp nhận nhốt con trong nhà một mình và chỉ chơi với các đồ chơi vô tri như búp bê, xe đồ chơi, xếp hình…Thế nhưng những đồ chơi này lại không phải những gì trẻ thật sự cần lúc này. Chính điều này là nguyên nhân trẻ chậm nói.Các mẹ cần biết rằng, trẻ cần có một môi trường vui vẻ, hòa đồng, có bạn bè, môi trường tự nhiên để hòa nhập. Ở trong môi trường như vậy, trẻ có nhiều bạn bè nên đương nhiên sẽ nảy sinh nhu cầu muốn giao tiếp, muốn nói chuyện, muốn giao lưu. Nếu không cho trẻ đi ra ngoài nhiều, vui chơi với bạn bè trẻ chậm nói hơn hoặc nguy hiểm hơn sẽ vô tình dồn trẻ vào bệnh tự ký.
Các ông bố bà mẹ đừng quá bao bọc con mà khiến con mắc bệnh hay nặng hơn là dễ trở thành những đứa trẻ thụ động. Chính vì vậy, người lớn nên tạo cơ hội cho con được giao lưu, gặp gỡ nhiều bạn nhỏ cùng tuổi. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh biết nói.5. Dạy cho con những từ ngữ khó ngay từ đầu
Khi trẻ mới tập nói, mẹ đã vội vàng cho con tiếp thu những từ ngữ khó sẽ tạo khó khăn cho con. Bởi khẩu hình của con chưa hoàn thiện, việc phải nói những từ quá khó làm các con không nói theo được.Do đó, khi dạy bé nói, không nên dùng những từ khó khăn, phức tạp, mà nên dùng những từ đơn giản, đúng quy tắc ngôn ngữ để dạy bé. Phải kết hợp một vài từ giúp bé gọi người thân, cơ thể, thức ăn, đồ chơi, phối hợp với những từ ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày để dạy trẻ.
Mốc phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ từ 4 – 36 tháng tuổiTừ 4 – 6 tháng tuổi, mẹ có thể nghe thấy những âm thanh ríu rít khi chơi đùa cùng con. Trẻ bắt đầu bập bẹ và đôi khi phát ra những âm thanh như thể con đang tiếp chuyện với mọi người. Từ 7 – 12 tháng tuổi, bé có thể bập bẹ một số từ đơn giản như “ma ma”, “ba ba”.... Đây là những từ phổ biến nhất mà những đứa trẻ có thể phát ra đầu tiên; bập bẹ khoảng 4 âm tiết hay nhiều hơn giống câu ngắn mà không có từ thực sự.
Từ 13 – 18 tháng tuổi: trẻ còn có thể chỉ vào tranh bằng một ngón tay; dùng nhiều phụ âm (p,b,m,n,h); lấy được các đồ vật nằm trong tầm nhìn; có thể hiểu hơn 50 từ; giảm cử chỉ dùng lời nói nhiều hơn để giao tiếp...Từ 19 – 24 tháng tuổi: Con có thể kết hợp 2 từ với nhau để tạo thành một câu đơn giản như “ôm con, bế con...”. Khi bé 2 tuổi, con có thể sử dụng được những câu đơn giản gồm 2-4 từ.
Từ 25 – 36 tháng tuổi: Từ 2 tuổi đến 3 tuổi, vốn từ vựng của bé được mở rộng liên tục và bé có thể cảm nhận được tất cả những điều mẹ nói. Ở giai đoạn 3 tuổi, bé có thể giao tiếp lưu loát với mẹ trong một cuộc trò chuyện khá dài. Hơn nữa, nó có thể kết nối nhiều từ hơn để tạo thành câu dài.(Theo Khám phá)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét