Khi thực hiện công tác cứu hộ, người lính cứu hỏa thường phải đối mặt với một khó khăn lớn là họ phải lần mò tìm đường đi trong một tòa nhà hay căn phòng đầy khói. Việc di chuyển trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế là rất khó khăn, để giúp lính cứu hỏa di chuyển dễ dàng hơn, các nhà nghiên cứu tại đại học Sheffield đã phát triển một nguyên mẫu mũ bảo hộ có thể phát ra rung động lên trán người đeo, giúp họ biết được vị trí của các chướng ngại vật xung quanh.
Nhóm nghiên cứu tại trung tâm robotic của Sheffield (SCentRo) đã sử dụng một chiếc nón cứu hỏa do hãng Rosenbauer sản xuất và trang bị thêm một loạt các cảm biến siêu âm và các tấm đệm rung.
Bằng cách phát đi các xung siêu âm và phân tích sóng phản xạ, các cảm biến có thể phát hiện sự hiện diện và cự ly của các vật thể chẳng hạn như một bức tường, đồ đạc trong phòng. Để phản hồi, tấm đệm rung đối diện với hướng có vật thể sẽ được kích hoạt, mang lại một cảnh báo xúc giác về phương hướng cho người đeo.
Hệ thống trên được lấy ý tưởng từ khả năng tìm đường trong bóng tối bằng ria của loài gặm nhấm.
Nhóm nghiên cứu Sheffield cho biết ngay từ đầu, nhóm đã xác định xúc giác là giác quan tốt nhất để khai thác đối với hệ thống bởi các giác quan khác của người lính cứu hỏa như thị giác và thính giác luôn phải làm việc ở cường độ cao nhất trong trường hợp khẩn cấp. Thêm vào đó, trán được chọn là khu vực tiếp nhận phản hồi xúc giác bởi nó không gây vướng víu đến đôi tay của người đeo và cho phép người đeo cảm nhận nhanh hơn đối với các chỉ dẫn.
SCentRo hiện tại đang tìm kiếm một đối tác để thương mại hóa công nghệ này. Một phiên bản nhẹ hơn của hệ thống cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho những người bị suy giảm thị lực.
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét