Saira Hussain nhìn kém bởi đeo kính áp tròng nhiễm trùng
Sinh viên nghệ thuật Saira Hussain, 21 tuổi, ở Southend, Essex, đã bị nhiễm trùng mắt ở năm thứ nhất đại học.
“Tôi thường mang nhiều lần loại kính áp tròng mà đáng lẽ chỉ dùng một ngày rồi bỏ và mang chúng cả khi đi ngủ nếu tôi ở lại qua đêm trong buổi liên hoan. Tôi mang kính cả khi đi tắm mà không biết là mình đang tự gây nguy hiểm cho mắt”.
“Tôi bị đỏ mắt và nhìn mờ và sau đó phải nằm viện mất vài tuần ở bệnh viện Moorfields. Thị lực một bên mắt của tôi đã bị hỏng. Mắt kia cứu được nhưng cũng bị sốc.’
Tiết kiệm chút ít…
Số trường hợp nhiễm trùng mắt do amíp Acanthamoeba – có thể gây tổn thương giác mạc không thể phục hồi như trường hợp của Saira - đã tăng gấp đôi kể từ năm 2010, GS John Dart, Bệnh viện Mắt Moorfields, London, Anh cho biết.
Xu hướng mua bán qua mạng internet đã góp phần vào sự gia tăng này, vì người dùng thường bỏ qua việc khám mắt.
Những cuộc khám mắt này là tối cần thiết để phát hiện những dấu hiệu sớm của nhiễm trùng và để đảm bảo rằng người dùng biết cách vệ sinh kính áp tròng.
“Ai cũng muốn tiết kiệm tiền. Vì thế học sinh sinh viên hoặc những người trẻ có thể cố đi tắt để tiết kiệm. Họ sẽ đi thử kính áp tròng tại các cửa hàng trên phố và sau đó đặt mua kính qua mạng.
“Họ sẽ quyết định tiết kiệm tiền bằng cách không đến bác sĩ để kiểm tra. Nhưng những cuộc kiểm tra này là rất quan trọng, không chỉ để xem có cần thay đổi đơn kính hay không, mà còn để kiểm tra sức khỏe của mắt”, BS John Dart nói.
… thêm bệnh nặng khác cho mắt
Nhiễm trùng thường bắt đầu khi kính áp tròng bị nhiễm a míp do người dùng ngâm chúng trong nước thường thay vì nước muối sinh lý vô trùng, hoặc mang kính áp tròng khi đi bơi.
Nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị bằng thuốc, nhưng nếu không được điều trị nhiễm amíp có thể gây sẹo nặng ở giác mạc. Trong 1/3 số trường hợp giác mạc bị sẹo nặng đến mức phải mổ thay giác mạc.
GS Dart cho biết số trường hợp bệnh viêm giác mạc do amíp ở bệnh viện Moorfields đã tăng gấp 7 lần kể từ năm 2010, từ 11 ca/năm lên khoảng 80 ca/năm.
Tính trên cả nước, số ca bệnh đã tăng từ khoảng 100 lên hơn 200 trường hợp/năm, mặc dù GS Dart tin rằng đây chỉ là một phần nhỏ của con số thực tế, vì nhiều người không đi điều trị.
TS Nigel Best, chuyên gia về mặt của tổ chức Specsavers, cho biết mối đe dọa thực tế xuất phát từ việc đặt mua kính áp tròng trên mạng từ những trang web nước ngoài, chứ không phải từ các công ty có trụ sở ở Anh thường đòi phải có đơn bác sĩ.
Ông giải thích: “Khi đơn đã hết hạn, sẽ không thể đặt mua lại từ những trang web có uy tín ở Anh, vì thế người bệnh phải đi khám.
“Tuy nhiên, có nhiều trang web nước ngoài bán hàng cho khách hàng ở Anh và không yêu cầu đơn bác sĩ. Do trang web đặt ở ngoài nước Anh nên cơ quan chức năng đành bất lực”.
Kính áp tròng 4U địa chỉ mua kính áp tròng ở Hà Nội uy tín và chất lượng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét