Hiện thị trường Việt Nam có rất nhiều loại máy giặt, nhưng phổ biến nhất và bán chạy nhất vẫn là 2 hãng LG và Electrolux đối với máy lồng ngang; Sanyo, Toshiba, Panasonic đối với máy lồng đứng.
LG
Dòng máy lồng ngang của LG khá đa dạng về khối lượng giặt từ 7kg-7.5kg-8kg-13kg… Điểm đáng chú ý nhất đó là các dòng máy giặt công nghiệp lồng ngang của LG 2013 toàn bộ tích hợp công nghệ dẫn động trực tiếp Inverter.
Dòng máy lồng ngang của LG khá đa dạng về khối lượng giặt từ 7kg-7.5kg-8kg-13kg… Điểm đáng chú ý nhất đó là các dòng máy giặt công nghiệp lồng ngang của LG 2013 toàn bộ tích hợp công nghệ dẫn động trực tiếp Inverter.
Bên cạnh đó, dòng máy giặt lồng ngang của LG còn có tính năng mô phỏng 6 trạng thái giặt tay con người, qua đó giúp đồ giặt sạch hơn song không gây hại cho quần áo. Các dòng không có sấy của LG có giá khá dễ chịu, dao động từ 8 triệu đến 16,5 triệu. Các dòng có sấy của LG thì đều thuộc dòng sấy thông hơi, giá tương đối đắt đỏ.
Theo đánh giá của người dùng, LG chỉ thực sự nổi trội với dòng máy giặt lồng ngang. Đối với máy giặt lồng đứng, công nghệ của LG, sau thời gian kiểm chứng, không tối ưu bằng các công nghệ giặt của máy Toshiba, Panasonic hay Sanyo.
Electrolux
Có thể nói, Electrolux là thương hiệu máy giặt khá được người dùng Việt Nam ưa chuộng, không chỉ bởi danh tiếng mà còn bởi công nghệ giặt của Electrolux vẫn nổi tiếng là rất sạch. Điểm trừ của Electrolux đó là với các mẫu máy thường, hãng vẫn sử dụng công nghệ dẫn động bằng dây curoa với động cơ, do đó máy của Electrolux thường gây ồn khi vắt hơn các mẫu khác. Chưa kể những mẫu này không tích hợp công nghệ biến tần (inverter) tiết kiệm điện.
Các dòng máy giặt cao cấp nhất của hãng mới tích hợp công nghệ Inverter, song đổi lại giá thường rất đắt, không phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình. Bù lại, những mẫu máy cao cấp của Electrolux có tốc độ vắt rất ấn tượng (vắt cực khô). Công nghệ giặt của hãng trong năm 2014 là giặt phun nước.
Các dòng lồng đứng của Electrolux bị đánh giá là không ấn tượng.
Panasonic
Các dòng máy cửa ngang của Panasonic sử dụng công nghệ dẫn động trực tiếp. Tuy nhiên, dòng cửa ngang của Panasonic khá hạn chế, nên người dùng gần như không có lựa chọn. Chưa kể, đa số máy giặt Panasonic có xuất xứ từ Trung Quốc nên ít người lựa chọn.
Mặc dù không mạnh về máy cửa ngang, Panasonic lại được đánh giá khá tốt về dòng máy cửa đứng bởi chất lượng tốt, giá rẻ và độ bền cao. Tuy nhiên, tốc độ vắt của máy giặt lồng đứng Panasonic bị đánh giá là hơi thấp.
Toshiba
Nhìn chung, hãng Toshiba mạnh hơn về dòng máy giặt lồng đứng, đặc biệt là các dòng dẫn động trực tiếp. Đối với máy cửa ngang, Toshiba cũng sử dụng dây curoa như Electrolux, chưa kể giá thành cũng khá cao nên ít người lựa chọn.
Sanyo
Dòng máy phổ biến của Sanyo tại Việt Nam là máy lồng đứng. Máy lồng ngang có các model 7kg là ASW-700T (dẫn động thường, giá rẻ); D700T; D700VT (dẫn động trực tiếp, giá cạnh tranh, phổ biến dưới 9,5tr). Máy lồng nghiêng có 2 model 8kg là D800T (không sấy) và D800HT (có sấy). Máy lồng đứng đáng mua nhất là Sanyo S80ZT.
Samsung
Theo đánh giá của khác hàng, máy giặt của Samsung không thực sự ấn tượng. Chỉ có các model đầu bảng dẫn động trực tiếp inverter như 0894 là đáng mua khi giá phù hợp.
Hitachi
Máy giặt Hitachi có mặt tại Việt nam cũng khá lâu nhưng hơi kén khách. Máy giặt lồng đứng của hãng khá đa dạng nhưng giá cao, cao hơn cả Toshiba, đa số là dòng dẫn động thường, vì thế khó cạnh tranh.
Về máy lồng ngang thì hiện tại đã có model của Hitachi dẫn động trực tiếp (khá êm); tuy nhiên hàng này tương đối đắt đỏ; 7 kg mà giá cũng phải 15-16 triệu nên thực sự là 1 bài toán khó cho người mua, hãng có đại diện ở Việt Nam nhưng có nhiều linh kiện độc quyền.
Các thương hiệu khác
Ngoài những hãng kể trên, thị trường Việt Nam còn có một số thương hiệu khác như Miele, Maytag,… Được đánh giá khá tốt, nhưng giá cao, ít nơi bán nên không phổ biến. Ngoài ra, còn có những thương hiệu xuất xứ từ Trung Quốc như Haier, Midea… giá cạnh tranh, tuy nhiên độ bền của những máy này giảm theo giá tiền, tiền càng cao máy càng bền.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét