Rùng mình chứng kiến chủ buôn “tắm” hóa chất cho hoa quả Trung Quốc để bán

An toàn vượt qua cửa khẩu Tân Thanh, hoa quả Trung Quốc trôi nổi âm thầm tỏa đi khắp các thành phố lớn, chợ đầu mối. Hãi hùng hơn, chính tại các chợ đầu mối, những loại hoa quả ấy lại tiếp tục bị các thương lái “phù phép”, cho “tắm” hóa chất, trộn lẫn với hoa quả đã qua kiểm định hoặc dán mác Việt Nam để “tuồn” ra thị trường tiêu dùng.“Lập lờ đánh lận con đen”


Hà Nội về đêm trở nên vô cùng tĩnh lặng. Không khí rộn ràng, đông đúc ban ngày giờ đã nhường lại cho những ánh đèn hiu hắt. Thế nhưng, ở khu vực chợ đầu mối hoa quả Long Biên, đêm nào cũng tấp nập kẻ bán người mua. Theo như nhiều người đến đây chia sẻ thì cứ khoảng 10h tối, các xe tải chở hoa quả lại chen chúc nhau vào chợ xả những chuyến hàng thơm ngon. Những loại hoa quả này được các thương lái nhập từ các tỉnh lẻ và đặc biệt, trong đó một số lượng rất lớn được nhập khẩu từ Trung Quốc.


<trung q2


Những thùng hàng hoa quả Trung Quốc tại chợ đầu mối Long Biên


Theo chúng tôi tìm hiểu, hoa quả Trung Quốc được thương lái tại chợ đầu mối nhập sỉ, không phân biệt chất lượng. Khi hàng về, các công nhân sẽ chờ sẵn để thực hiện các thao tác trộn lẫn cả ba loại với nhau. Với một số mặt hàng như mận, đào, các thương lái tiến hành đổ từ thùng xốp dán tiếng Trung ra các rổ, sau đó giao lại cho tiểu thương đến lấy hàng đi phân phối. Trong các cuộc trao đổi, những thương lái bán sỉ đều khẳng định với tiểu thương đây là hàng nội, đào sapa được mùa chuyển xuống để bán giá cao ngất ngưởng.


Tìm đến một đầu mối hoa quả khá lớn trong khu vực chợ, chúng tôi đặt vấn đề hàng giá rẻ về làm sinh tố. Chị Xuân (chủ cửa hàng – PV) đon đả tư vấn: “Ở đây, hàng nhà chị là rẻ nhất rồi. Hoa quả dập nát, hỏng một phần thì chị bán giá chỉ bằng 1/3 hàng loại 1. Nhiều hàng kinh doanh café đến đây mua về làm sinh tố cũng nhập loại này cả. Còn về chất lượng thì bọn em khỏi lo, hoa quả Trung Quốc họ có hóa chất bảo quản. Bên ngoài dù dập nát thì các em mang về để tủ lạnh, đảm bảo 7 đến 10 ngày không hỏng được”.



Quy trình tẩm độc cho hoa quả Trung Quốc


Kinh hoàng hơn, những ngày thâm nhập tại đây, phóng viên đã phát hiện hàng loạt loại hóa chất độc hại được thương lái “tắm” cho hoa quả để thúc chín, chống thối… trước khi đưa ra thị trường. Tại một sạp chuyên kinh doanh xoài, không khó để chúng tôi bắt gặp cảnh những công nhân đang dùng đất đèn với số lượng cực lớn để ủ sản phẩm trong các thùng xốp chằng chịt tiếng Trung Quốc.


<trung q4


Những xe hoa quả Trung Quốc chuẩn bị vào phân loại, tẩm ướp


Tiếp cận chị K. (một công nhân gói xoài thuê), chúng tôi được khi vận chuyển đến đầu mối, hàng chục tấn xoài đều đã được ủ bằng hóa chất để giữ cho quả khỏi dập nát. Về đến chợ đầu mối, chủ buôn lại thuê những người như chị trộn lấy xoài ra khỏi thùng, tiến hành bọc bằng báo cẩn thận cho vào thùng cáctông, kèm với đó là những gói hóa chất để thúc chín. Loại hóa chất thúc chín phổ biến là đất đèn và không quên kèm theo một gói thuốc chống thối nhét dưới đáy thùng để bảo quản trái được tươi ngon lâu. Điều đáng nói nhất, họ sử dụng lượng hóa chất với lượng lớn, mỗi lớp xoài “ngậm” 3 gói hóa chất. Tính theo công thức này, mỗi thùng xoài sử dụng ít nhất cũng phải trên dưới 20 gói. “Mỗi kilôgram đất đèn giá 24.000 đồng, sau khi mất công chia lẻ ra từng bọc, dùng giấy báo gói lại sẽ bán với giá 31.000đồng/kg”, chị K cho biết.


<trungq3


Ethrel – loại hóa chất được nhiều chủ buôn hoa quả tại chợ Long Biên ưa chuộng


Cùng với xoài, chuối cũng là loại hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc được “tắm” hóa chất nhiều nhất ở chợ đầu mối Long Biên. Vờ lân la đóng vai thương lái từ Hưng Yên muốn nhập chuối số lượng lớn nhưng không biết cách ủ chín, bảo quản, chúng tôi được một chủ buôn hướng dẫn mua hóa chất Ethrel có nguồn gốc Trung Quốc. Công thức “ướp chuối” với loại hóa chất này là 1/2 lọ Ethrel cho một chậu nước từ 2 đến 4l. Hòa tan thuốc vào nước, đợi khoảng năm phút sau cho vào bình phun đều hoặc dội cả chậu nước lên buồng chuối, nhưng phải đảm bảo thuốc phải ướt đều khắp quả. Tiếp theo, ủ kín chuối bởi một lớp chăn nhung, sau 2-3 ngày thì mở ra. Nhiều ngày lăn lộn tại chợ Long Biên, chúng tôi phát hiện trái đu đủ, ổi, mít… cũng được thúc chín và bảo quản theo cách này. Chị Hằng – một tiểu thương chuyên nhập đu đủ tại đây lý giải: “Đu đủ Trung Quốc khi về đến đây đã được ướp hóa chất chống thối rồi. Tuy nhiên, muốn đảm bảo mẫu mã đẹp, trái chín vàng, các chủ buôn đều phải nhỏ trực tiếp Ethrel vào đầu cuống. Nếu không, hàng đi qua hàng trăm cây số vận chuyển sẽ mất giá, khó tiêu thụ hơn”.


Nếu như việc trà trộn hoa quả Trung Quốc trôi nổi, chưa được kiểm định thành hàng nội, hàng nhập khẩu cao cấp đã là hành động nguy hiểm thì việc “tẩm”, “ướp” thêm hóa chất kinh hoàng cho hoa quả Trung Quốc trước khi ra thị trường chẳng khác nào hành động tự đầu độc người tiêu dùng của các chủ buôn. Từ những điều mắt thấy, tai nghe trong nhiều ngày bám chợ đầu mối Long Biên, chúng tôi không khỏi rùng mình khi nghĩ đến thông tin về lô hàng 300 tấn táo Trung Quốc với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức tiêu chuẩn từ 1,5 đến 9 lần mức cho phép mới bị phát hiện. Hoa quả Trung Quốc trôi nổi vốn đã độc hại, qua sự “phù phép” lần hai của nhiều chủ buôn, chắc chắn sẽ là hiểm họa khôn lường với người tiêu dùng.


Thế nhưng bất chấp nguy cơ đó, các chủ buôn vẫn ngày ngày đầu độc người tiêu dùng vì lợi nhuận. Theo khảo sát của chúng tôi, nho đen Trung Quốc loại 1 (thường được tiểu thương cho “đội lốt” nho Mỹ) được chủ buôn bán sỉ với giá chỉ 40.000 đồng/kg. Giá dưa vàng là 16.000 đồng/kg, mận giòn 28.000 đồng/kg… Trong khi đó theo một số lái xe chuyên đưa hàng cho các chủ buôn tiết lộ, mức giá đầu nậu nhập hàng chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 mức giá bán ra. Với số lượng lên đến cả ngàn tấn hoa quả đổ về mỗi ngày, không khó để kiểm chứng mức lợi nhuận “khủng” chủ buôn thu lại. Và càng dễ hơn để biết, hàng ngàn tấn hoa quả ấy chất lượng chẳng hề “ngon, bổ, rẻ” như những gì người tiêu dùng được “quảng cáo”. Thậm chí, nó còn là sự lý giải chính xác nhất lý do tại sao nhiều chủ buôn biết hoa quả Trung Quốc độc hại, kém chất lượng vẫn sẵn sàng… tẩm độc tiếp rồi mới “tuồn” ra thị trường.Nguồn: http://doisongkinhte.com/rung-minh-chung-kien-chu-buon-tam-hoa-chat-cho-hoa-qua-trung-quoc-de-ban-bai-2.html

SHARE

Milan Tomic

Hi. I’m Designer of Blog Magic. I’m CEO/Founder of ThemeXpose. I’m Creative Art Director, Web Designer, UI/UX Designer, Interaction Designer, Industrial Designer, Web Developer, Business Enthusiast, StartUp Enthusiast, Speaker, Writer and Photographer. Inspired to make things looks better.

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Pingback: tin tuc showbiz viet | tin tuc phap luat | bao ve chuyen nghiep tai long an | dich vu bao ve o quan 7